Q & A

01
LÀM SAO CHÚNG TÔI BIẾT ĐÃ TIẾT KIỆM ĐƯỢC BAO NHIÊU ĐIỆN KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG NLMT ?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.

02
HỆ THỐNG CÓ CẦN TRỮ ẮC QUY, CÓ THỂ SỬ DỤNG VÀO BUỔI TỐI ?

Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.

03
LÀM SAO CHÚNG TÔI BIẾT ĐÃ TIẾT KIỆM ĐƯỢC BAO NHIÊU ĐIỆN KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG NLMT ?

Theo các thông kê, cứ mỗi kW lắp đặt sẽ cho ra khoảng 3 – 4kWh/ngày (trong miền Nam) hoặc từ 3 – 3,5 kWh/ngày (trong khu vực miền Bắc). Có 2 cách để giám sát. Thứ nhất, chúng tôi có thể gắn 1 công tơ điện tại đầu ra của inverter, công tơ này sẽ đo đếm toàn bộ lượng điện cộng dồn mà hệ thống năng lượng mặt trời đã sản sinh ra. Từ đó chủ hộ gia đình (xưởng, doanh nghiệp) sẽ biết mình đã tiết kiệm được bao nhiêu. Cách thứ 2, chúng tôi gắn một thiết bị giám sát bằng WIFI, thiết bị này sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu vận hành của hệ thống và up lên website, chủ sở hữu sau khi lập một tài khoản trên website có thể giám sát các thông số vận hành (sản lượng trong ngày, tháng, năm, công suất đỉnh, …) tại bất kỳ nơi đâu thông qua internet.

04
TRONG NHỮNG NGÀY MÂY MÙ, MƯA, LIỆU CÓ ĐỦ ĐIỆN ĐỂ SỬ DỤNG SINH HOẠT ?

Việc sinh hoạt, sản xuất hoạt toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết. Trong những ngày mây mưa, lượng điện mặt trời sẽ giảm theo cường độ ánh sáng, khi này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo việc cung cấp tải ổn định và liên tục.

05
CẦN PHẢI BẢO TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG NHƯ THẾ NÀO ?

Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư DAT (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.

06
HỆ THỐNG CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC BAO LÂU? BAO LÂU THÌ HOÀN VỐN?

Nếu không có các yếu tố ngoại cảnh (như thiên tai, cháy nổ, sét) thì hệ tấm pin mặt trời có thể hoạt động lên tới 30 năm. Trong đó hệ thống inverter có thể hoạt động đến 10 năm trước khi cần thay mới. Do đó, với mức giá điện như hiện nay thì việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời có thời gian hoàn vốn như sau:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: khoảng 5 năm.

+ Đối với doanh nghiệp thương mại: khoảng 4 năm.

+ Đối với gia đình: khoảng 5 năm.

Điều kiện:

– Không vay vốn (vay sẽ tính theo % vay, lãi suất).

07
HỆ THỐNG CÓ CẦN TRỮ ẮC QUY, CÓ THỂ SỬ DỤNG VÀO BUỔI TỐI ?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.

08
HỆ THỐNG HÒA LƯỚI VẬN HÀNH RA SAO ?

Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.

09
CÁC HỆ SỐ NÀO CẦN CÂN NHẮC KHI TÍNH BÀI TOÁN ĐẦU TƯ CHO HỆ THỐNG?

Thông thường, các chuyên viên quản lý dự án điện mặt trời của DAT Solar sẽ hỗ trợ khách hàng phân tích đầu tư, tài chính để tìm phương án đầu tư phù hợp với nhu cầu. Việc tính bài toán đầu tư cần phải chính xác và khách quan với đầy đủ các hệ số đầu vào bao gồm:
1.Suất tăng giá điện bình quân năm: từ 5 -7,5%
2.Hệ số lạm phát tại Việt Nam : khoảng 7-8%/năm
3.Khấu hao của hệ thống: 3%/năm
4.Suy giảm sản lượng đầu ra: 0,8%/năm

View more